Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) thuộc số những người yêu nước đứng lên chống giặc một cách oanh liệt và có hiệu quả nhất định với việc quét sạch quân giặc ra khỏi cõi, dựng nên nước Vạn An độc lập ở thế kỉ VIII. Đền thờ ông được xây cất trên chính mảnh đất ông đã xây dựng căn cứ địa của cuộc khởi nghĩa - Sa Nam - thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn với tổng diện tích không gian hơn 10.000m2, được trùng tu lần cuối vào năm 2004, theo kết cấu gồm thượng điện, trung điện, hạ điện cùng khuôn viên khang trang, hoành tráng.
Khu lưu niệm Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong ở tại làng Đông, xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Từ thành phố Vinh theo quốc lộ 46 đến km 5, đi tiếp theo đường 558 khoảng 5km nữa rẽ trái sẽ tới khu lưu niệm của Cố Tổng Bí thư Lê Hồng Phong. Lê Hồng Phong tên thật là Lê Duy Doãn (1902-1942) sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo tại làng Đông, phủ Thông Lạng, huyện Hưng Nguyên (nay là xóm 10, xã Hưng Thông).
Cứ mỗi Xuân về, vào tháng giêng, du khách về với Nam Đàn – một miền quê có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa. Tới Nam Đàn là chúng ta đến với vùng văn hóa đặc sắc có nhiều danh lam thắng cảnh và nhiều di tích lịch sử, văn hóa cách mạng.
Là công trình mang tên Bác được xây dựng trên mảnh đất cách mạng Trường Thi, với diện tích tổng thể: 83.452m2, trong đó có 56.421m2 mặt hồ và cây xanh phủ kín, là lá phổi phía đông nam Thành phố. Tại đây có 2 công trình được xây dựng bằng sự đóng góp của thanh thiếu nhi cả nước đó là: cụm tượng đài "Bác Hồ với tuổi trẻ" và Nhà truyền thống.
Hai tiếng "Chùa Diệc" trở thành niềm yêu mến của người dân thành phố Vinh từ lâu rồi - ngôi chùa lớn nhất ở Vinh và là một trong những ngôi chùa lớn nhất ở Nghệ Tĩnh. Người sáng lập ra ngôi chùa mượn ý trong kinh Phật để đặt tên: diệc bộ diệc xu có nghĩa là cùng bước theo cùng chạy theo (các bậc tu hành đắc đạo để lên cõi Niết Bàn).
Chùa Cần Linh là Trụ sở của Giáo hội phật giáo VN tại Nghệ An, được công nhận về mặt pháp lý và là điểm đến của nhiều người khi hành hương về với cõi Phật. Chùa được xây dựng từ thế kỷ IX cuối thời Lê. Trong sách Đại Nam nhất thống chí (tập II, trang 191, NXB Thuận Hoá) có cả một đoạn khá dài nói về lịch sử ngôi chùa này. Truyền thuyết đất Hoan Diễn kể rằng: Cao Biền, một danh tướng đời Đường của Trung Quốc được cử sang Việt Nam làm Tiết Độ sứ, vốn là một nhà địa lí có tiếng, nên đi đến đâu cũng thường xuyên “ngắm nghía” thế đất, mạch nước để xây dựng đền đài, miếu mạo. Một phần là để nâng cao việc giáo dục “lễ nghĩa quân thần”, phát triển tôn giáo, phục vụ cho mục tiêu thống trị theo đúng nghĩa của “đại quốc”; Song mặt khác cũng là để “yểm” các huyệt lộ linh thiêng trên đất Việt. Khi đến đất Hoan Diễn (là Nghệ An bây giờ), Cao Biền nhận thấy long mạch ẩn vào dãy núi Đại Huệ chạy dài về phía Đông, còn mảnh đất nay là chùa Cần Linh chính là phần đầu của con Rồng, biểu hiện tụ khí địa linh nhân kiệt của đất phương Nam (khi đó). Nghĩ rằng sẽ chinh phục được nước Nam và duy trì nền thống trị Bắc thuộc lâu dài, nên vào năm 866, Cao Biền đã cho làm một ngôi chùa ở đây để “cầu may”. Hơn nữa, vào thời điểm đó ở làng Vang (nay là phường Đông Vĩnh, TP Vinh) nam giới thường chỉ sống được không quá 40 tuổi, nên việc xây chùa còn là để nhờ phép nhà Phật giúp cho Cao Biền và những người đàn ông ở mảnh đất này kéo dài thêm tuổi thọ. Ban đầu Cao Biền đặt tên chùa là Linh Vân Tự (nghĩa là “chùa mây thiêng”).
Toạ lạc trên một vùng đất đẹp giữa trung tâm thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An, đền Hồng Sơn là một trong nhưng di tích quý hiếm, có quy mô và cảnh quan lý tưởng, là công trình kiến trúc đẹp của thời Nguyễn. Nơi đây không chỉ là điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế mà còn là chốn thiêng liêng, nơi gửi gắm tâm linh của nhân dân thành phố Vinh, nhân dân Nghệ An và bách gia trăm họ.
Lễ hội Đền vua Quang Trung là hoạt động tâm điểm cho chuỗi các hoạt động chào mừng sự kiện 220 năm Phượng Hoàng-Trung Đô và Vinh được công nhận đô thị loại 1. Trong nghi ngút trầm hương, hàng ngàn người thành kính dâng hương tưởng niệm người anh hùng áo vải Quang Trung-Nguyễn Huệ.
Hàng năm cứ vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch, nhân dân, du khách thập phương trong Nam, ngoài Bắc lại nô nức về lễ đền Ông Hoàng Mười xã Hưng Thịnh - Hưng Nguyên. Đây được coi là mùa tạ lễ quan trọng nhất trong năm.
Nếu ai đã từng nghe, từng biết về chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy với kết cục bi thương thì hẳn sẽ nhớ đến ngọn núi Mộ Dạ và vùng biển Cửa Hiền ở Diễn Châu, Nghệ An - nơi đánh dấu sự chấm dứt cuộc đời vua An Dương Vương và nhà nước Âu Lạc, cũng là nơi kết thúc cuộc đời nàng Mỵ Châu và mối tình cảm động Mỵ Châu- Trọng Thủy.