Trung tâm lữ hành Du lịch Tây Xứ Nghệ là đơn vị thuộc Công ty CP Lữ hành Thương mại Tây Xứ Nghệ, chuyên hoạt động trên các lĩnh vực tổ chức các TOURS trong nước và Quốc tế; đặt chỗ khách sạn, nhà hàng; cho thuê xe du lịch; hướng dẫn viên tiếng Việt, Anh, Trung, Pháp, Thái, Lào.v.v...; tư vấn du lịch; đặt vé máy bay, tàu hỏa, ô tô; dịch vụ làm hộ chiếu, visa.v.v...
Phan Huy Chú viết trong sách “ Lịch triều hiến chương loại chí”: Núi Song Ngạn ở cửa bể Hội Thống…giống như hình hai con cá, tục gọi là núi Song Ngư, người địa phương đơn giản gọi nó là Đảo Ngư hay Hòn Ngư.
Trước mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm chảy qua, sau lưng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tượng Sơn tạo thế "rồng chầu, hổ phục" và " sơn thuỷ hữu tình". Đền được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Quốc gia theo quyết định số 1057 ngày14/6/1991.
Ở bản Nưa, xã Yên Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) có một con suối nước Mọc kỳ bí “mọc” lên từ đất sâu, người dân nơi đây thường gọi là suối nước Mọc, còn người Thái thì gọi là Tạ Bó (suối nóng lạnh).
Không biết tự bao giờ, dãy núi và dòng sông này đã trở thành biểu tượng cho một vùng “địa linh, nhân kiệt” của mảnh đất miền Trung. Có ai đó đã từng nói: “Núi Hồng - Sông Lam nếu ai chưa đến một lần sẽ chưa biết thế nào là xứ Nghệ”.
Đền Bạch Mã nằm ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, ngay bên phải quốc lộ 46 theo hướng Vinh - cửa khẩu Thanh Thuỷ. Đền thờ Phan Đà, một tướng trẻ kiêu dũng, mưu lược, đã từng ở trong hổ trướng của Bình Định vương Lê Lợi để bày mưu đặt kế, giúp vương trong thời gian về đây đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh cùng với bao huyền thoại còn lưu trong kí ức dân gian. Đền toạ ở chỗ tương truyền là nơi Phan Đà ngã ngựa, phía trước có con sông nhỏ chảy qua, phía sau xa là dãy Trường Sơn hùng vĩ, hai bên là khu dân cư bốn mùa tươi xanh cây lá.
Di tích mộ Nguyễn Trường Tộ nằm ở thôn Bùi Chu, xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. Mộ Nguyễn Trường Tộ nằm trên mảnh đất cao có diện tích 1062m2, được bao bọc bởi xóm làng, đồng ruộng, phía trước là dòng Dẻ Gai, bên trái là nhà thờ xã Đoài với tháp chuông cao vút, mỗi chiều vẫn vang ngân ru linh hồn ông về với Đức chúa trời.
Cách thành phố Vinh 5km, khu di tích lịch sử văn hoá “Đài liệt sỹ cách mạng 1930-1931” thuộc thị trấn Hưng Nguyên là nơi yên nghỉ của các liệt sỹ đã hy sinh trong cao trào Xô Viết năm 1930. Ngày 12/9/1930, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Nghệ An do đồng chí Lê Doãn Sửu, Tỉnh uỷ viên và đồng chí Lê Xuân Đào, Bí thư Phủ uỷ Hưng Nguyên, lãnh đạo nông dân Tổng Nam Kim huyện Nam Đàn và hàng trăm công nhân Vinh - Bến Thuỷ quê ở phủ cận Thành phố Vinh cùng hăng hái tham gia.
Truông Bồn là một địa danh thuộc địa phận xã Mĩ Sơn, huyện Đô Lương. Tại đây, ngày 31/10/ 1968, 13 chiến sĩ của Đại đội Thanh niên xung phong 317 đã cùng lúc anh dũng hi sinh khi tuổi đời còn rất trẻ (17 - 22 tuổi). Sự hi sinh ấy là một vết son trong sổ vàng truyền thống của lực lượng Thanh niên xung phong, tỏ rõ thêm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và cũng là bằng chứng hết sức nổi bật về những mất mát, đau thương do chiến tranh để lại.
Phan Bội Châu sinh ngày 26/12/1867 với tên gọi là Phan Văn San, trong một gia đình nhà nho nghèo. Với khí chất thông minh, lại hiếu học, ông trở thành một trong tứ hổ Nam Đàn hồi đó, sau thi đậu Giải nguyên (nên còn gọi là Giải San). Ngay từ hồi tráng niên, ông đã tham gia phong trào yêu nước chống Pháp tại quê nhà. Sau này, ông là chủ soái của phong trào cải cách bạo động chống thực dân Pháp. Khát vọng của Phan không thành hiện thực nhưng ý chí, mưu đồ của ông đã trở thành một trong những viên đá lát đường cho Cách mạng thế hệ sau.